Triệu chứng Chứng khó đọc

  • Các triệu chứng của chứng khó đọc khác nhau tùy theo mức độ nghiêm trọng của chứng rối loạn cũng như tuổi của từng cá nhân.:

Trẻ trong độ tuổi mẫu giáo

Rất khó để có được một chẩn đoán chứng khó đọc trước khi đứa trẻ bắt đầu đi học, nhưng trẻ sẽ có những biểu hiện:

  • Sự chậm chạp trong lời nói.
  • Chậm học của các từ mới
  • Không tiếp nhận dữ liệu
  • Khó khăn khi thể hiện giọng điệu, nhịp điệu.
  • Ít kiến thức
  • Viết chữ đảo ngược.

Đầu tiểu học

  • Khó học bảng chữ cái hoặc thứ tự chữ cái
  • Gặp khó khăn khi kết hợp với các chữ cái và cách phát âm chữ cái đó.
  • Khó xác định hoặc tạo ra những từ có vần điệu.
  • Khó khăn để hiểu chữ viết
  • Khó đọc: đọc sót chữ (đắng – đắn), sót từ (cái ca – cái), đọc thêm chữ cái (cái ca – cái can), đọc thêm từ (cái – cái ca), đọc chệch từ (quả cam – quả com), đọc thiếu chữ cái (con – chon), đọc đảo lộn chữ cái (con – non, chí – híc)...

Cuối tiểu học

  • Chậm hoặc đọc không chính xác (mặc dù những người này có thể đọc đến một mức độ).
  • Đánh vần từ vựng rất yếu
  • Khó đọc thành tiếng, đọc chữ theo thứ tự sai, bỏ qua lời nói
  • Khó khăn khi hiểu ý nghĩa của từ riêng lẻ.
  • Trẻ em bị chứng khó đọc có thể không nhìn thấy (hoặc không nghe thấy) sự giống và khác nhau trong các chữ cái và các từ, có thể không nhận ra khoảng cách giữa các âm trong tiếng, tiếng trong từ.

Tuổi trung học và trưởng thành

Một số người bị chứng khó đọc có thể che giấu những điểm yếu của họ và thường ở mức độ có thể chấp nhận được hoặc có thể cải thiện tốt hơn nữa khi đến 16 tuổi). Nhiều học sinh cố gắng ở mức tối đa để khắc phục điểm yếu của mình.

Một quan niệm sai lầm phổ biến về chứng khó đọc là người có chứng khó đọc sẽ viết chữ ngược. Trong thực tế, điều này chỉ xảy ra trong một nhóm nhỏ người mắc chứng khó đọc. Quan sát để đánh giá trí tuệ với người có chứng khó đọc thì tốt nhất là nên yêu cầu họ làm một bài viết.

Người mắc chứng này hay nhẫm lẫn các từ gần giống nhau ví dụ hoa – hao, oanh – hoanh….

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chứng khó đọc http://www.diseasesdatabase.com/ddb4016.htm http://www.icd9data.com/getICD9Code.ashx?icd9=315.... http://pediatrics.uchicago.edu/chiefs/DBP/document... http://www.nichd.nih.gov/health/topics/reading/con... http://www.nichd.nih.gov/health/topics/reading/con... http://www.nichd.nih.gov/health/topics/reading/con... http://www.ninds.nih.gov/disorders/dyslexia/dyslex... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2528651 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3465717 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/19030329